Cách chữa cam miệng ở trẻ em | Trẻ bị cam miệng tuyệt đối không nên ăn gì?
Hướng dẫn cách chữa cam miệng ở trẻ em an toàn.
Cam miệng là một bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bé bị cam miệng phải làm sao và cách chữa cam miệng ở trẻ em như thế nào để đảm bảo hiệu quả mà an toàn? Nếu mẹ đang mong muốn tìm hiều cách điều trị cam miệng ở trẻ em thì tuyệt đối không thể bỏ qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về bệnh cam miệng thường gặp ở trẻ em
Trước khi hướng dẫn cách chữa cam miệng ở trẻ em, Nha khoa Quốc tế DC Dentist sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh bệnh cam miệng để cha mẹ có thể nhận biết và hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này.

Bệnh cam miệng ở trẻ em là gì?
Cam miệng hay nói một cách khác chính là bệnh về nha chu của bé. Đây là một trong số những bệnh hay gặp nhất ở trẻ em, biểu hiện rõ rệt đó là miệng bị hôi, lưỡi có lớp rêu trắng; môi, lợi, nướu đỏ hoặc có thể chảy máu; miệng xuất hiện các nốt lở loét, nước dãi chảy nhiều; có thể xuất hiện tình trạng sốt, khó ngủ, thường xuyên quấy khóc; thường bị táo bón, tiêu chảy nên cân nặng sẽ bị giảm sút. Độ tuổi thường dễ mắc phải bệnh cam miệng là trẻ từ 2 – 3 tuổi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh.

Tại sao trẻ em lại bị cam miệng?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh cam miệng đó là việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc trẻ đang trong quá trình thay răng thường dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, bệnh cam miệng ở trẻ còn xuất phát từ:
– Sự tấn công của vi khuẩn ở mạch máu trong khoang miệng khiến mạch máu không thể lưu thông, gây nên tình trạng lở loét.
– Ăn uống các thực phẩm có nhiệt độ cao, quá nóng làm cho bé bị bỏng.
– Bị các vật nhọn làm tổn thương nướu, lưỡi, má,… tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và tấn công.
– Sức đề kháng của trẻ còn kém nên khi bị các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa,… thường sẽ bị vi khuẩn hại tiếp tục tấn công và gây nên bệnh lý về răng miệng.

Cách chữa cam miệng ở trẻ em
Trẻ bị cam miệng khiến cho cha mẹ lo lắng không biết bé bị cam miệng phải làm sao và mong muốn tìm hiểu cách chữa cam miệng ở trẻ em an toàn, hiệu quả. Hiện nay, có 2 cách điều trị bệnh cam miệng ở trẻ em đó là theo phương pháp đông y và tây y. Cách chữa cam miệng ở trẻ sơ sinh và cách chữa cam miệng ở trẻ em đều được thực hiện bởi 2 phương pháp này.
– Theo Đông y: Bài thuốc chữa cam miệng trong Đông y là thuốc cam bôi miệng cho trẻ. Các nguyên liệu sẽ được pha chế từ thảo dược tự nhiên mà cha mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện được tại nhà như sa sơn, bạch biến đậu, hoài sơn,… đem nghiền nát và bôi lên miệng cho con. Bên cạnh đó, mẹ có thể sắc lên và cho bé uống. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc khi sử dụng phương pháp này chữa cam miệng.
– Cách chữa bệnh cam lưỡi tại phòng khám nha khoa thẩm mỹ: Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra, tùy thuộc vào tình trạng của trẻ mà kê đơn thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp. Các loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Những lưu ý cho mẹ khi trẻ bị cam miệng
Bên cạnh sử dụng thuốc, kết hợp vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé đều đặn mỗi ngày, chế độ ăn uống cũng là vấn đề vô cùng quan trọng. Khi phát hiện trẻ đã bị mắc cam miệng, cha mẹ cần điều chỉnh ngay thực đơn dinh dưỡng cho con, đặc biệt là những thực phẩm tuyệt đối cần tránh xa để không làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

– Trẻ bị cam miệng kiêng ăn gì? Không cho bé ăn những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ vì sẽ khiến cho bé đau rát và làm cho vết loét miệng loang rộng hơn.
– Không cho bé ăn những loại thực phẩm có tính axit như cam, chanh. Nhiều mẹ lầm tưởng rằng đây là những loại quả có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm nên tăng khẩu phần cho con sử dụng hàng ngày. Điều này vô tình làm cho chúng phản tác dụng và thậm chí là gây hại cho vết cam miệng của bé.
– Tránh ăn những đồ ăn ngọt, có chứa nhiều đường vì khi hấp thụ quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể của bé bị nóng. Các vết lở loét trong khoang miệng sẽ lâu hồi phục hơn.
– Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung thêm cho bé các loại thực phẩm tốt cho răng miệng như sữa, các chế phẩm từ sữa, rau củ quả tươi,… không những giúp cho con nhanh chóng khỏi bệnh mà còn giúp cho cơ thể được cung cấp đủ chất, phát triển khỏe mạnh.

Khi con có dấu hiệu bị cam miệng, cha mẹ tuyệt đối không nên tự tìm hiểu cách chữa cam miệng ở trẻ em tại nhà mà cần đưa con đến kiểm tra ở phòng khám uy tín. Mọi vấn đề thắc mắc cần được tư vấn xinn vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế DC Dentist tại HOTLINE: 1800.2065.

tin liên quan

tin tức nổi bật

VIDEO


Tin liên quan
đội ngũ cố vấn chuyên môn và bác sĩ nha khoa hàng đầu
phòng khám nha khoa uy tín hàng đầu

TOP 5 NHA KHOA THẨM MỸ HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM

HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI CHUẨN QUỐC TẾ

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ HÀN QUỐC TRỰC TIẾP THĂM KHÁM

CÔNG NGHỆ NHA KHOA TÂN TIẾN CHUYỂN GIAO ĐỘC QUYỀN

DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẬN TÂM CHUYÊN NGHIỆP

Video dịch vụ


hình ảnh thành công
Hỏi đáp chuyên gia

chuyên đề làm đẹp

Nằm mơ thấy răng giả là điềm gì? Nằm mơ thấy rớt răng giả là may mắn hay xui xẻo?
Bạn đang lo lắng nằm mơ thấy răng giả là điềm gì , đi tìm câu trả lời ngay trong...