Những thói quen bảo quản bàn chải khiến cho vi khuẩn càng có cơ hội để tấn công
Bàn chải đánh răng là một dụng cụ không thể thiếu với mỗi người để vệ sinh và làm sạch răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất và có thể quay lại tấn công chính răng miệng bất cứ lúc nào nếu như bạn không bảo quản đúng cách. Dưới đây là những thói quen mà đến 90% chúng ta mắc phải khiến cho vi khuẩn có cơ hội để sinh sôi.

Đặt bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh
Thông thường, theo thiết kế thì bồn rửa mặt, bồn cầu,.. đều được đặt chung với nhau trong phòng vệ sinh. Chính vì thế, cốc đựng bàn chải đánh răng cũng được đặt trong nhà vệ sinh là điều gần như tất cả chúng ta vẫn thường hay làm. Tuy nhiên, nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đặc biệt là bồn cầu là khu vực có chứa nhiều vi khuẩn mà thậm chí bạn làm sạch thường xuyên đến mức nào thì chúng vẫn tồn tại. Chính vì thế, nếu có thể, hãy cất bàn chải ở ngoài khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh là điều tuyệt vời để giúp cho bàn chải đánh răng của bạn được tránh xa “môi trường ô nhiễm” mà bạn không hề hay biết.

Không đậy nắp bồn cầu khi xả nước
Để bàn chải trong phòng vệ sinh, bạn lại có thể chủ quan rằng mình không để nó ở gần bồn cầu và tự tin nghĩ rằng không có vi khuẩn nào sẽ có thể xâm nhập vào chiếc bàn chải thân yêu của mình. Thế nhưng, có một thói quen rằng bạn không đậy nắp bồn cầu khi xả nước sẽ khiến cho hàng triệu các hạt phân bay lơ lửng trên không khí cao tới 25cm quanh bồn cầu khi thực hiện thao tác xả nước. Điều này khiến cho bàn chải có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Bạn thử tưởng tượng thứ mình cho vào miệng hàng ngày với mục đích làm sạch khoang miệng nhưng lại có chứa những thứ vi khuẩn mà bạn phải “nôn thốc nôn tháo” nếu như nghĩ đến nó.

Đậy nắp bàn chải khi vẫn còn ướt
Có những chiếc bàn chải được thiết kế có nắp đậy và những tưởng rằng vi khuẩn không có “cửa” để xâm nhập vào đầu bàn chải. Nhưng không, bạn đã nhầm rồi, chúng lợi hại hơn những gì bạn nghĩ và dĩ nhiên là lợi hại hơn cả chiếc nắp đậy kia. Đặc biệt là thói quen đậy nắp ngay sau khi đánh răng, là khi đầu lông bàn chải còn ướt là điều vô cùng tai hại. Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho biết: “Bảo quản bàn chải đánh răng ẩm trong hộp kín sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hơn là bàn chải đánh răng tiếp xúc với không khí bên ngoài”.

Không thay bàn chải đánh răng sau quá 3 – 4 tháng
Bàn chải đánh răng là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn cả ở trong khoang miệng và môi trường bên ngoài. Việc sử dụng bàn chải lâu cũng khiến cho lông bàn chải không còn tác dụng như ban đầu trong việc vệ sinh nữa. Nếu như bạn có thói quen dùng bàn chải quá 3 – 4 tháng mà vẫn không thay, hoặc thậm chí dùng cho đến khi không còn có thể dùng được nữa thì bạn đang hủy hoại sức khỏe răng miệng của mình mỗi ngày đấy. Theo khuyến cáo của Hiệp hội nha khoa, nên thay bàn chải sau 3 – 4 tháng để đảm bảo được hiệu quả của việc vệ sinh cũng như tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập tấn công cơ thể.

Trên đây là những thói quen mà đa số chúng ta mắc phải vô tình làm cho bàn chải đánh răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng miệng. Ngoài những lưu ý về việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn và gia đình nên có thói quen đến thăm khám nha sĩ định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần tại các cơ sở uy tín để thực hiện lấy cao răng, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề bệnh lý răng miệng.

tin liên quan

tin tức nổi bật

VIDEO

Tin liên quan
đội ngũ cố vấn chuyên môn và bác sĩ nha khoa hàng đầu
phòng khám nha khoa uy tín hàng đầu

TOP 5 NHA KHOA THẨM MỸ HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM

HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI CHUẨN QUỐC TẾ

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ HÀN QUỐC TRỰC TIẾP THĂM KHÁM

CÔNG NGHỆ NHA KHOA TÂN TIẾN CHUYỂN GIAO ĐỘC QUYỀN

DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẬN TÂM CHUYÊN NGHIỆP

Video dịch vụ


hình ảnh thành công
Hỏi đáp chuyên gia

chuyên đề làm đẹp

Nằm mơ thấy răng giả là điềm gì? Nằm mơ thấy rớt răng giả là may mắn hay xui xẻo?
Bạn đang lo lắng nằm mơ thấy răng giả là điềm gì , đi tìm câu trả lời ngay trong...